10 cuốn sách kinh doanh gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử

Hôm nay, tôi tiếp tục giới thiệu với các bạn Top 10 cuốn sách kinh doanh gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử, do Tạp chí uy tín về kinh doanh tại Mỹ Inc. đề cử.

Có tới hàng ngàn cuốn sách kinh doanh được xuất bản mỗi năm, tuy nhiên chỉ có một số ít cuốn sách có thể gây cảm hứng, gây ảnh hưởng và đã thật sự thay đổi thế giới kinh doanh. Sau đây là Top 10 cuốn sách kinh doanh gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử.

10. The art of war (3rd Centery BCE)- Binh pháp Tôn Tử

Binh pháp Tôn Tử

Tư duy quân sự đôi khi dẫn đến những hành vi kinh doanh kỳ lạ (ví dụ: đối xử với đối thủ cạnh tranh như thể kẻ thù, chứ không phải là đối tác tiềm năng), và tư tưởng thực sự của Tôn Tử không phải như vậy. Trong cuốn sách Binh pháp Tôn Tử này, độc giả sẽ thấy ông còn bàn thêm cách thức suy nghĩ những vấn đề phức tạp một cách có chiến lược, cũng như làm thế nào để thích ứng những chiến lược đó với thực tế giới hạn của con người.

9. The prince - Quân vương


Quân vương

Cuốn sách Quân vương được viết ra cho các bậc vua chúa sử dụng. Chính sách thực dụng của Machiavelli xem rằng "kết thúc/ kết quả biện minh cho phương tiện/ cách thức" hiện đã trở thành cơ sở đạo đức của các công ty hiện đại. Giám đốc điều hành tại các công ty cổ phần thường là đại diện cho lợi ích của các cổ đông và chỉ có thể "làm điều đúng" khi điều đó có mang lại kết quả về tài chính.

Thực tế thú vị: Machiavelli thất bại hoàn toàn với vai trò một cố vấn quân sự và dân sự, và ông đã phải sống trong khi nhìn ý tưởng của mình bị nhạo báng ở khắp nơi.

8. The Wealth of Nations (1776)


The Wealth of Nations

Cuốn sách The Wealth of Nations được viết ở thời kỳ việc truyền tin nhanh nhất được thực hiện nhờ các chuyến hải trình và nô lệ vẫn là vấn đề hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, cuốn sách này vẫn cung cấp cơ sở cho các tư tưởng kinh tế phổ biến trong thời đại Internet hiện nay: luận điểm "bàn tay vô hình". 

Thực tế thú vị: Trong khi Smith là một người ủng hộ " bàn tay vô hình " của kinh tế học, ông thường xuyên cảnh báo chống lại sự hình thành các công ty độc quyền.

7. How to Win Friends and Influence People (1936) - Đắc nhân tâm


Đắc nhân tâm

Mặc dù được viết trong thời đại mà thế giới khoa học coi IQ như là tiêu chuẩn duy nhất của trí thông minh, cuốn sách Đắc nhân tâm của Dale Carnegie vẫn chỉ ra rằng hạnh phúc và thành công lâu dài bắt nguồn từ các mối quan hệ chứ không phải là ý tưởng hay hành động thực tế. Quan điểm cơ bản này của ông hiện đang thống trị trong suy nghĩ của tầng lớp lãnh đạo doanh nghiệp, khi nhiều người hiện nay vẫn yêu cầu cả EQ và IQ trong tuyển dụng lẫn truyền thông tiếp thị.

Thực tế thú vị: Dale Carnegie đã thay đổi tên khai sinh của mình từ "Carnagey" thành "Carnegie" để tạo ra một kết nối sai lầm với triệu phú Andrew Carnegie.

6. Atlas Shrugged (1957) - Người khổng lồ nghiêng vai 


Atlas Shrugged

Trong cuốn sách Atlas Shrugged, Ayn Rand chống lại chủ nghĩa tập thể đã khiến rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được vai trò của họ trong xã hội. Trước Rand, nhiều nhà điều hành cảm thấy hối tiếc cho sự thành công và trách nhiệm xã hội của họ (ít nhất ở một mức độ nào đó) với những người kém may mắn. Sau Rand, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp tự xem mình là nhân vật anh hùng, một tầng lớp thượng lưu của "các nhà sản xuất" giữa một bầy đàn "chuyên lường gạt".

Thực tế thú vị: Ayn Rand, mặc dù không thích các chương trình phúc lợi xã hội, nhưng lại chính là người nhận cả bảo hiểm y tế và an sinh xã hội.

5. The Greatest Salesman in the World (1968) - Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới


Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới

Khi cuốn sách bán hàng kinh điển này được viết, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng các nhân viên bán hàng là những người nói nhanh và trơn tuột (lươn lẹo, chỉ nhằm đến việc mang lại lơi ích cho mình?). Trong khi kiểu người bán hàng này vẫn tồn tại, thì với cuốn sách Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới, tác giả Og Mandino đưa ra một cách thức bán hàng bậc cao cho những người coi trọng đạo đức, những người đang cố gắng để làm cho thế giới tốt đẹp hơn và làm cho người khác cũng như bản thân mình hạnh phúc hơn.

4. The Soul of a New Machine (1981)


The Soul of a New Machine

Trong cuốn sách The Soul of a New Machine Tracy Kidder phổ biến hai khái niệm kinh doanh chủ đạo hiện nay: 1) Người lao động chuyên nghiệp nên làm việc một cách tích cực và nhiệt thành tại văn phòng, hơn là chỉ làm việc cho đủ 40 giờ một tuần;  và 2 ) các quyết định phải được thực hiện bằng cách "trao quyền cho nhân viên" chứ không phải là quản lý từ trên xuống.

3. The One Minute Manager (1982)- Vị giám đốc một phút


Vị giám đốc một phút

Từng có thời gian, hầu hết các doanh nhân đều tin rằng quản lý là một công việc khá khó khăn. Tuy nhiên, đó là trước khi Kenneth Blanchard và Spencer Johnson đặt ra quy tắc quản lý đơn giản của họ trong cuốn sách Vị giám đốc một phút: quy tắc quản lý cảm giác chung. Sự thành công của cuốn sách này đã giúp sinh ra một ngành tư vấn "thực hiện quản lý dễ dàng ".

2. Guerrilla Marketing (1984)- Marketing du kích


Marketing du kích

Trong kỷ nguyên con người thực hiện tất cả, tiếp thị và quảng cáo ngụ ý là một sự đầu tư tiền bạc lớn. Tuy nhiên, trong cuốn sách Marketing du kích, tác giả Jay Conrad Levinson đã chứng minh: với chi phí thấp hơn nhưng những nỗ lực khác thường cũng có thể tạo ra kết quả tốt hơn. Thật ngạc nhiên là Levinson đã có cái nhìn sâu sắc này từ hơn ba mươi năm trước, khi mạng xã hội và ứng dụng điện thoại thông minh vẫn còn là một điều khá xa vời so với thực tế như hiện nay.

Thực tế thú vị: Bên cạnh những thứ khác, cuốn sách Marketing du kích gợi ý xăm logo công ty bạn trên trán của bạn! Cùng về chủ đề này, Jay Conrad Levinson cũng viết cuốn sách Guerrilla marketing in 30 days - Marketing du kích trong 30 ngày được đánh giá cao. 

1. Reengineering the Corporation (1993)


Reengineering the Corporation

Trong cuốn sách Reengineering the Corporation này, Hammer and Champy đã xóa bỏ "hợp đồng ngầm" giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đã qua rồi những khái niệm về việc làm suốt đời và lòng trung thành với công ty; thay thế vào đó là chế độ vô tận của tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, thuê ngoài...

Đọc thêm: 
Top 100 cuốn sách thiếu nhi hay nhất mọi thời đại


Blog Sở thích - Nguyễn Thị Việt Hà

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét