Hương bưởi ngày Xuân (Tản mạn của Việt Hà)
---
Khu tập thể chỗ nhà tôi ở cách chợ lớn của quận không xa. Từ năm, sáu giờ sáng, nông dân ở mấy huyện ngoại thành… hăm hở chở nông sản về bán tràn trong chợ. Tràn ra cả con phố chạy ngoắt nghoéo, ngoằn ngoèo khắp khu tập thể. Nhưng chợ họp cản trở giao thông, nên cứ đến sáu rưỡi quận cho xe dẹp đường để dân tình đi làm và trẻ con đến lớp.
Hai lăm tết trở đi, khi không khí ngày xuân đã trùm lên khắp các nẻo đường, chợ được họp muộn hơn ngày thường một chút. Chị em làm công sở chúng tôi cũng tranh thủ buổi sáng để sắm sửa dần dần những đồ ăn, thức uống và hoa quả bày mâm cho bàn thờ thổ công, gia tiên ngày Tết…
Ảnh sưu tầm |
Từ hai bảy Tết mấy năm nay, năm nào tôi cũng gặp chị với gánh bưởi ắp đầy ngồi khiêm nhường bên cây cột đèn trong góc chợ. Trong một rừng nông sản, với cả chục gánh bưởi căng mẩy rộmvàng kèm lá cành xanh mướt, gánh bưởi chị lẻ loi với những quả bưởi ươm vàng xen lẫn cùng đốm nâu, vệt ố, và lá cành cũng kém mướt xanh. Suốt cả năm mới có vài ngày tết, nên ai cũng muốn mua thứ hoa quả ngon nhất và đẹp nhất về bày. Thế nên, nghe lời mời của chị, ai cũng liếc nhìn qua gánh bưởi, rồi cất bước đi luôn. Tôi cũng rảo bước qua gánh hàng của chị sau khi đã nhã nhặn chối từ.
Ngày 30, chợ Tết sắp tan. Tôi trở về với hai giỏ nhựa đựng đầy hoa quả. Nặng chóng mặt, tôi đặt giỏ và nghỉ chân bên cạnh cột đèn, thấy gánh bưởi của chị hầu như vẫn còn nguyên như hồi ban sáng. Tiếng của chị thở than với người bán trầu bên cạnh: “Không biết người khách quen của tôi năm nay đi đâu, mà tới giờ vẫn chưa qua mua giúp tôi chục quả! Không bán xong được gánh bưởi này, chắc tôi phải đổ rẻ cho mấy mối buôn. Tiền thu về chắc không đủ mua cho mỗi đứa con một bộ quần áo mới!”.
Cám cảnh với lời than của chị, tôi mở lời hỏi thăm: “Bưởi nhà chị là cái giống bưởi chi?”. Chị như cởi tấm lòng, ngẩng lên đáp vội: “Bưởi nhà chị là giống bưởi Đường rất ráo tôm, ngọt nước. Em mua giùm chị vài quả đi. Chị mời em nếm thử múi bưởi chị vừa bổ ra đây”. Nói rồi chị chìa ra cho tôi múi bưởi. Tôi ngần ngừ: “Sao quả bưởi của chị toàn vệt ố, đốm nâu…”. Chị cười buồn: “Chị không biết cách làm da bưởi óng vàng. Nhưng em cứ nếm thử bưởi đi, nếu thấy ngon thì mua giùm cho chị. Không bày thờ, thì em để ra Giêng ăn dần cũng được”. Tôi nếm thử múi bưởi chị đưa và khi biết bưởi cũng khá ngon, tôi nhận lời mua giúp chị chục quả. Thấy tôi đã nặng tay, chị vui vẻ gánh hàng theo tôi về tới tận cửa nhà.
Lúc nhận lấy tiền từ trong tay tôi, tay chị cứ run run, đôi mắt ánh lên niềm cảm ơn sâu sắc. Nhưng mà kia, dáng chị gánh số bưởi còn lại đi về vẫn trĩu nặng lo toan. Tôi chợt nhớ đến chậu phong lan xa xỉ, chiều 30 năm nào gia đình tôi cũng cố sắm cho kỳ được. Hay là Tết năm nay, gia đình tôi sẽ ngắm bớt đi vài nhành lan? Nghĩ là làm, tôi chạy ù ra cửa gọi với theo chị bán bưởi Đường…
Ngày Tết, đống bưởi trong góc bếp tỏa ra khắp nhà tôi một mùi hương dịu dàng thơm ngát. Và tôi biết Tết về không chỉ có mình tôi âm ỉ mãi với một niềm vui.
Ngày 30, chợ Tết sắp tan. Tôi trở về với hai giỏ nhựa đựng đầy hoa quả. Nặng chóng mặt, tôi đặt giỏ và nghỉ chân bên cạnh cột đèn, thấy gánh bưởi của chị hầu như vẫn còn nguyên như hồi ban sáng. Tiếng của chị thở than với người bán trầu bên cạnh: “Không biết người khách quen của tôi năm nay đi đâu, mà tới giờ vẫn chưa qua mua giúp tôi chục quả! Không bán xong được gánh bưởi này, chắc tôi phải đổ rẻ cho mấy mối buôn. Tiền thu về chắc không đủ mua cho mỗi đứa con một bộ quần áo mới!”.
Cám cảnh với lời than của chị, tôi mở lời hỏi thăm: “Bưởi nhà chị là cái giống bưởi chi?”. Chị như cởi tấm lòng, ngẩng lên đáp vội: “Bưởi nhà chị là giống bưởi Đường rất ráo tôm, ngọt nước. Em mua giùm chị vài quả đi. Chị mời em nếm thử múi bưởi chị vừa bổ ra đây”. Nói rồi chị chìa ra cho tôi múi bưởi. Tôi ngần ngừ: “Sao quả bưởi của chị toàn vệt ố, đốm nâu…”. Chị cười buồn: “Chị không biết cách làm da bưởi óng vàng. Nhưng em cứ nếm thử bưởi đi, nếu thấy ngon thì mua giùm cho chị. Không bày thờ, thì em để ra Giêng ăn dần cũng được”. Tôi nếm thử múi bưởi chị đưa và khi biết bưởi cũng khá ngon, tôi nhận lời mua giúp chị chục quả. Thấy tôi đã nặng tay, chị vui vẻ gánh hàng theo tôi về tới tận cửa nhà.
Lúc nhận lấy tiền từ trong tay tôi, tay chị cứ run run, đôi mắt ánh lên niềm cảm ơn sâu sắc. Nhưng mà kia, dáng chị gánh số bưởi còn lại đi về vẫn trĩu nặng lo toan. Tôi chợt nhớ đến chậu phong lan xa xỉ, chiều 30 năm nào gia đình tôi cũng cố sắm cho kỳ được. Hay là Tết năm nay, gia đình tôi sẽ ngắm bớt đi vài nhành lan? Nghĩ là làm, tôi chạy ù ra cửa gọi với theo chị bán bưởi Đường…
Ngày Tết, đống bưởi trong góc bếp tỏa ra khắp nhà tôi một mùi hương dịu dàng thơm ngát. Và tôi biết Tết về không chỉ có mình tôi âm ỉ mãi với một niềm vui.
- Việt Hà-
LTS: Năm 1998, khi đang học đại học năm thứ nhất, tôi bắt đầu viết truyện ngắn với bút danh Tiểu Nhiên. Tờ báo đầu tiên đăng truyện ngắn của tôi là tờ Hoa học trò, sau đó đến báo Sinh viên. Sau đó hơn năm, tôi gửi truyện ngắn cho báo Tiền Phong chủ nhật, chú Hoàng Sơn -Thư ký tòa soạn của tờ báo khi ấy - góp ý với tôi là bút danh của tôi có vẻ... trẻ con quá. Vì vậy tôi quyết định dùng tên thật của mình là Nguyễn Thị Việt Hà.
LTS: Năm 1998, khi đang học đại học năm thứ nhất, tôi bắt đầu viết truyện ngắn với bút danh Tiểu Nhiên. Tờ báo đầu tiên đăng truyện ngắn của tôi là tờ Hoa học trò, sau đó đến báo Sinh viên. Sau đó hơn năm, tôi gửi truyện ngắn cho báo Tiền Phong chủ nhật, chú Hoàng Sơn -Thư ký tòa soạn của tờ báo khi ấy - góp ý với tôi là bút danh của tôi có vẻ... trẻ con quá. Vì vậy tôi quyết định dùng tên thật của mình là Nguyễn Thị Việt Hà.
Với việc viết lách, tôi là người lười biếng, lâu lâu tự mình thấy thúc ép lắm mới ngồi vào bàn phím gõ gõ vài trang. Cái tên/ bút danh của tôi vô tình lại rất được ưa chuộng và trùng với nhiều người. Vì vậy, tôi lại băn khoăn đổi bút danh lần nữa. Và lần này tôi chọn bút danh là Việt Hà.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Hãy like
Blog Sở thích
nếu bạn yêu thích
Labels:
Truyện của Việt Hà
-
viet ngan cua Viet Ha
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét