Biết ngày nào nguôi (Truyện ngắn của Việt Hà)
Với việc viết lách, tôi là người lười biếng, lâu lâu tự mình thấy thúc ép lắm mới ngồi vào bàn phím gõ gõ vài trang. Cái tên/ bút danh của tôi vô tình lại trùng với nhiều người. Vì vậy, tôi lại băn khoăn đổi bút danh lần nữa. Và lần này tôi chọn bút danh là Việt Hà.
Và đây là một trong những truyện ngắn của tôi, truyện ngắn "Biết ngày nào nguôi" đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật, và được đăng lại trong tuyển tập Truyện ngắn hay báo Tuổi trẻ chủ nhật 2003- 2005.-----
Ra khỏi cái ngõ lát gạch vương đầy rơm vàng, đây đó lún phún những thảm mạ xanh, con bò ngúc ngoắc cái đầu muốn lôi Thao đi. Anh thả chùng rồi bất thần kéo căng dây thừng, dúi đầu nó xuống đám cỏ mần trầu cằn cỗi mọc bên đường làng và gọi với Thơi đi làm đồng.
Đang mùa làm bãi trồng rau, đã thành lệ, buổi trưa cứ ăn cơm xong Thao dắt bò qua rủ chị đi làm.
Vừa thấy Thơi cầm cái vồ ra đến ngõ, tim anh đã đập liên hồi, lòng chộn rộn một cảm giác khó tả. Thơi đẹp quá, môi chị mọng như quả bồ quân, da trắng ngần và ửng hồng dưới vành nón.
Chị Thơi là người đẹp nhất trong đám con gái ở làng. Phải mỗi cái tội mắt chị buồn buồn, lúc nào trông cũng ngân ngấn nước như chực khóc. Mẹ anh bảo mắt chị đẹp, nhưng số chị khéo mà khổ mất. Anh không tin như vậy, từ sâu thẳm đáy lòng anh luôn nghĩ sẽ che chở được chị trong vòng tay rắn chắc của mình.
Nhà Thao ở cạnh nhà Thơi, bên dòng sông Tích bốn mùa soi bóng mây trời và rì rầm chảy. Mùa khô nước cạn, lòng sông nhỏ lại, từ trên núi cao trông xuống như một sợi thừng vắt qua dải đất. Và con đê cong bờ eo thiếu nữ lại nhớ thương dòng nước đến mấy tháng liền. Thao cũng nhớ thương những mùa nước cạn. Lòng sông nông choèn, đôi chỗ vịt lội lấm chân, đôi chỗ có thể bơi vài sải ngắn ra giữa lòng sông, trèo lên một ụ đá ong đã kết sa thạch rắn chắc, dao chém không sứt, búa cũng phải chùn. Ở đó, anh và Thơi hay nằm ngửa ra và ngắm mây trời. Bọn anh tranh cãi mây có hình gì. Đến lúc anh chán không buồn đáp lời, chị cởi phăng áo ra, lao xuống dòng sông như con cá trắm. Thao liền lao theo như hai con cá rượt đùa dưới nước, để lại đằng sau những vòng sóng rộng mênh mang. Đó là những ngày thơ bé Thao và chị vẫn chăn bò, cắt cỏ cùng nhau...
Ngày tháng ruổi trôi. Anh thấy chị đã lớn phổng một cách lạ thường. Môi chị đỏ hơn, tóc cũng dài và đen hơn. Còn Thao vẫn là một thằng bé con lách chách, còm nhom, đen đúa. Nhưng điều làm anh ngạc nhiên là chị lại lẩn tránh mình. Thơi chẳng đi chăn bò nữa. Chị tránh mọi cuộc vui có thể gặp anh ở đó. Vô tình họ chạm mặt nhau, ánh mắt chị lướt qua nơi khác như họ chưa từng thân thiết, chưa từng cởi áo bơi ra ụ đất giữa sông chơi.
Hôm ấy, tàn chiều, anh vác cuốc ra đồng bắt nước, vô tình bắt gặp chị đang lúi húi đắp bờ. Thao thoáng thấy chị ngẩng lên nhìn anh rồi cúi gằm xuống. Anh ngập ngừng định tìm một bờ ruộng khác để đi, nhưng nghĩ thế nào lại hỏi: “Sao chị tránh mặt em?”. Im lặng. Rồi anh thấy chị ngập ngừng: “Tôi lớn rồi... Cứ chơi với cậu mãi tôi sợ người ta dị nghị. Tôi... tôi xin lỗi”. Thao thở dài. Vì sao? Thao không biết nữa.
Chỉ hơn nhau hai tuổi mà đi cạnh nhau ai cũng ngỡ Thao sinh sau chị đến năm năm. Trong làng, gia đình nào có con gái xinh thì giống như có con bê đẹp. Con bê đẹp đi đến đâu người ta cũng sờ lưng, vuốt mông một cái, khen cái khoáy đẹp, khen bộ lông đẹp, rồi bảo với chủ: “Khi nào nó lớn, ông nhớ phần cho tôi nhé!”. Cha mẹ chị Thơi đi đâu cũng có người bảo khi nào chị lớn, ông bà nhớ gả cho thằng con nhà tôi nhá. Đi đâu, làm gì chị Thơi cũng bị để ý. Đi ăn cỗ làng, chị không dám ăn no, chỉ dám nhón đũa gắp vài miếng, rồi ôm cái bụng đói meo về nhà ăn cơm nguội. Đi làm đồng, chị không dám về trước khi ông mặt trời khuất sau dãy núi Ba Vì xa mờ trong làn mây trắng. Đêm đêm, Thao mong mình mau cao lớn, thân hình săn chắc như vâm để có thể đến nhà Thơi, đuổi hết đám trai làng kia và ngỏ lời cầu hôn chị.
Chỉ hơn nhau hai tuổi mà đi cạnh nhau ai cũng ngỡ Thao sinh sau chị đến năm năm. Trong làng, gia đình nào có con gái xinh thì giống như có con bê đẹp. Con bê đẹp đi đến đâu người ta cũng sờ lưng, vuốt mông một cái, khen cái khoáy đẹp, khen bộ lông đẹp, rồi bảo với chủ: “Khi nào nó lớn, ông nhớ phần cho tôi nhé!”. Cha mẹ chị Thơi đi đâu cũng có người bảo khi nào chị lớn, ông bà nhớ gả cho thằng con nhà tôi nhá. Đi đâu, làm gì chị Thơi cũng bị để ý. Đi ăn cỗ làng, chị không dám ăn no, chỉ dám nhón đũa gắp vài miếng, rồi ôm cái bụng đói meo về nhà ăn cơm nguội. Đi làm đồng, chị không dám về trước khi ông mặt trời khuất sau dãy núi Ba Vì xa mờ trong làn mây trắng. Đêm đêm, Thao mong mình mau cao lớn, thân hình săn chắc như vâm để có thể đến nhà Thơi, đuổi hết đám trai làng kia và ngỏ lời cầu hôn chị.
***
Chập tối, vầng trăng như cái lưỡi liềm hiện lên ở một góc trời. Thao cầm bát cơm ra hiên ngồi ăn. Chiều nay anh bận cày giúp người cô già ở vậy một thửa ruộng nên vừa mới về. Cô mời ở lại ăn cơm, nhưng anh về nhà ăn cơm nguội. Vừa và được một thìa cơm vào miệng, Thao nghe thấy tiếng lao xao ngoài ngõ. Rồi có tiếng gạch ném rào rào trên mái ngói. Anh bỏ bát cơm chạy ra. Hóa ra là Lộc, một gã đầu gấu trong làng đến tán tỉnh chị Thơi nhưng không được chị tiếp đón, gã cầm gạch ném.
Ngoài ngõ lúc này đã đông người lắm, toàn là trai tráng trong làng đến chơi nhưng không ai dám ra tay ngăn cản. Thao nhìn khắp đám trai hơn tuổi mình, rồi lừ lừ tiến lại húc đầu thật mạnh vào bụng Lộc, lúc này đang nhơn nhơn vênh cái mặt lên chửi Thơi. Bị bất ngờ, hắn ngã ngửa ra đất, nhưng ngay lập tức gã đứng lên lao vào anh. Thao và hắn quần nhau như hai con trâu. Cuối cùng mấy người hàng xóm xông vào để gỡ mới tách được anh và hắn khỏi nhau. Mắt Thao tím bầm, mũi chảy đầy máu cam. Lộc cũng bị đánh gãy một cái răng. Lôi anh về nhà, bố đá cho anh một cái ngã dúi vào tường, Thao choáng váng tưởng mình ngất lịm. Mẹ sợ quá quì xuống, níu chân bố xin tha cho Thao. Anh đã không thể chịu được cảnh hắn chửi bới Thơi.
Thơi cúi khuôn mặt đầy nước mắt xuống sát gần mặt Thao. Anh không nghe thấy chị nói những gì mà chỉ tự hỏi trái tim anh đã yêu tự khi nào? Cách đây hai tháng, cũng vào một đêm trăng sáng, anh cùng chị ra đồng tát nước. Bầu trời trong đêm trăng mười sáu trong vắt, không một gợn mây. Thơi xắn quần cao đến nửa bắp chân, làm lộ ra làn da trắng như ngọc ngà dưới ánh trăng. Bọn anh đi men theo đôi bờ mương mà nghe như nước chảy miên man trong lồng ngực. Lúa đang thì con gái, cả cánh đồng như một tấm thảm xanh mịn màng, êm ái trải đến cuối trời, trải đến vô cùng trong tâm hồn hai đứa. Đó đây vang lên từng bản hòa âm ra rích... rích ra của tiếng côn trùng tìm gọi bạn tình. Thơi gỡ dây gầu ra tát nước. Anh và Thơi đứng hai đầu ruộng, cứ nhún người xuống rồi lại co lên một cách nhịp nhàng để hất từng gầu nước từ lòng mương sâu lên thửa ruộng.
Trăng từ rặng cây phi lao đã lên chênh chếch đỉnh đầu, càng về đêm càng vằng vặc. Thao tưởng như con mương dưới chân là một dòng bạc lỏng đang cuộn chảy, mỗi gầu nước tát lên đều là những gầu bạc ấy. Khi lớp đất khô và lứa lúa đang thì con gái được thỏa thuê cơn khát, lưng áo bọn anh ướt đẫm mồ hôi. Thơi kêu lên khi phát hiện ra điều ấy, nhưng Thao không hay biết vì anh tát nước theo quán tính và chỉ chăm chú ngắm trộm chị thôi. Anh đi làng trên, xóm dưới nhưng không thấy ai đẹp đằm thắm và hút hồn như chị. Đứng tát nước anh thấy thân thể chị uyển chuyển như một con mèo. Thân hình cúi xuống, cánh tay đưa lên, cứ cúi xuống rồi lại đưa lên sao mà đẹp thế, dẻo dai đến thế.
Tát nước xong, bọn anh đi ra bờ sông. Sông Tích dưới ánh trăng đầy huyền hoặc. Những ụ đá ong kết thạch giữa dòng sông thẫm lại như đang tắm đẫm ánh trăng. Mỗi người tìm một chỗ tắm dưới trăng. Trăng đổ rười rượi lên nước, lên tóc, lên vai giữa bốn bề mênh mông, vi vu gió thổi. Khi trở lên bờ, Thơi cứ cúi mặt không dám nhìn thẳng vào mắt anh. Chị ngượng ngùng xấu hổ vì quần áo dính chặt vào người. Thao nhìn thân hình tròn lẳn như mình cá trắm ấy, thầm than thở “sao chị và tôi lại là hàng xóm của nhau? Sao càng lớn lên chị càng xinh đẹp đến thế? Sao tôi lại sinh sau chị hai năm? Sao tôi được coi như là em chị?”. Thao trở về làng với mớ câu hỏi bùng nhùng trong đầu. Họ đi bên nhau như hai cái bóng. Thơi hiểu vì sao anh lại trở nên lầm lì như thế, mà có thể chị chẳng hay biết gì.
Thơi cúi khuôn mặt đầy nước mắt xuống sát gần mặt Thao. Anh không nghe thấy chị nói những gì mà chỉ tự hỏi trái tim anh đã yêu tự khi nào? Cách đây hai tháng, cũng vào một đêm trăng sáng, anh cùng chị ra đồng tát nước. Bầu trời trong đêm trăng mười sáu trong vắt, không một gợn mây. Thơi xắn quần cao đến nửa bắp chân, làm lộ ra làn da trắng như ngọc ngà dưới ánh trăng. Bọn anh đi men theo đôi bờ mương mà nghe như nước chảy miên man trong lồng ngực. Lúa đang thì con gái, cả cánh đồng như một tấm thảm xanh mịn màng, êm ái trải đến cuối trời, trải đến vô cùng trong tâm hồn hai đứa. Đó đây vang lên từng bản hòa âm ra rích... rích ra của tiếng côn trùng tìm gọi bạn tình. Thơi gỡ dây gầu ra tát nước. Anh và Thơi đứng hai đầu ruộng, cứ nhún người xuống rồi lại co lên một cách nhịp nhàng để hất từng gầu nước từ lòng mương sâu lên thửa ruộng.
Trăng từ rặng cây phi lao đã lên chênh chếch đỉnh đầu, càng về đêm càng vằng vặc. Thao tưởng như con mương dưới chân là một dòng bạc lỏng đang cuộn chảy, mỗi gầu nước tát lên đều là những gầu bạc ấy. Khi lớp đất khô và lứa lúa đang thì con gái được thỏa thuê cơn khát, lưng áo bọn anh ướt đẫm mồ hôi. Thơi kêu lên khi phát hiện ra điều ấy, nhưng Thao không hay biết vì anh tát nước theo quán tính và chỉ chăm chú ngắm trộm chị thôi. Anh đi làng trên, xóm dưới nhưng không thấy ai đẹp đằm thắm và hút hồn như chị. Đứng tát nước anh thấy thân thể chị uyển chuyển như một con mèo. Thân hình cúi xuống, cánh tay đưa lên, cứ cúi xuống rồi lại đưa lên sao mà đẹp thế, dẻo dai đến thế.
Tát nước xong, bọn anh đi ra bờ sông. Sông Tích dưới ánh trăng đầy huyền hoặc. Những ụ đá ong kết thạch giữa dòng sông thẫm lại như đang tắm đẫm ánh trăng. Mỗi người tìm một chỗ tắm dưới trăng. Trăng đổ rười rượi lên nước, lên tóc, lên vai giữa bốn bề mênh mông, vi vu gió thổi. Khi trở lên bờ, Thơi cứ cúi mặt không dám nhìn thẳng vào mắt anh. Chị ngượng ngùng xấu hổ vì quần áo dính chặt vào người. Thao nhìn thân hình tròn lẳn như mình cá trắm ấy, thầm than thở “sao chị và tôi lại là hàng xóm của nhau? Sao càng lớn lên chị càng xinh đẹp đến thế? Sao tôi lại sinh sau chị hai năm? Sao tôi được coi như là em chị?”. Thao trở về làng với mớ câu hỏi bùng nhùng trong đầu. Họ đi bên nhau như hai cái bóng. Thơi hiểu vì sao anh lại trở nên lầm lì như thế, mà có thể chị chẳng hay biết gì.
***
Thao ngồi như cái bóng ở góc nhà, trong đám cưới của Thơi. Thật buồn cười, chị lại lấy Lộc, cái gã đã nhặt gạch ném vào mái ngói hôm nào. Người làng anh vẫn quan niệm sinh con gái đẹp mẹ cha mang tội. Trai làng không ai không thầm mơ ước lấy được chị về làm vợ, nhưng rồi họ lại bảo nhau: chị xinh đẹp thế, chắc gì đã dành cho mình! Ai cũng nghĩ thế và ai cũng dè chừng ai. Cuối cùng khi bạn bè cùng trang lứa đã bế bồng rồi, chị Thơi thành người ế chồng.
Thao đi qua ngõ, thấy thương chị quá, thương cho cả mình. Có thể anh dám đánh nhau với gã đầu trâu mặt ngựa nhưng ngỏ lời cầu hôn chị thì anh lại sợ. Anh sợ cha mẹ không chịu những lời thị phi của láng giềng. Nhưng Thao cũng thầm hỏi phải chăng mình hèn nhát, giả tạo? Bây giờ thì anh ngồi đây, như một cái bóng nhìn Thơi sắp về nhà chồng. Thơi mặc váy trắng, ghé mông ngồi lên chiếc xe máy của chàng rể. Nước mắt nhạt nhòa làm trôi cả mảng phấn son. Chị ngoái lại nhìn. Có ai biết chị đang nhìn Thao vừa yêu thương, vừa trách móc không?
Thao bỏ làng vào Nam làm ăn. Đi một chặp năm năm sau mới trở về làng. Anh trở về khi ao sen hoang cuối làng bắt đầu nở hoa lác đác. Ngày mai, các cậu mợ anh sang cát cho ông ngoại. Bốn giờ sáng, khi trời đất còn chìm trong màn tối nhờ của đêm tháng tư, cả nhà đã lục tục kéo ra đồng, mang theo mâm cỗ gồm một đĩa xôi, một con gà trống mổ moi, một bát cơm cặp quả trứng, cút rượu, thẻ hương để xin phép các vong hồn người chết được sang nhà mới. Cậu anh thắp mấy nén hương cắm lên mộ ông và lên mâm cỗ, trong khi những người khác thắp hương lên những ngôi mộ xung quanh để các linh hồn bớt phần cô quạnh. Mùi hương lan tỏa trong đêm và từng cơn gió thi thoảng lùa đến, thổi rặng phi lao chao về một phía, gợi một cảm giác lạ lùng, vừa linh thiêng, vừa rờn rợn.
Đợi cho tàn một bó nhang, các cậu cùng năm, sáu người bắt đầu xấn đất. Tiếng cuốc bập, tiếng xẻng hất đất giữa đêm, trên cánh đồng mênh mông vang vọng tiếng côn trùng. Khi lưỡi xẻng đầu tiên chạm vào ván thiên, mọi người nín thở. Tất cả hồi hộp chờ mảnh ván thiên trên cùng được bật. Và anh thấy một mùi lạ chợt tỏa ra trong không gian. Bác trưởng họ từ lúc trước vẫn đứng im lìm quan sát liền cầm can rượu đổ xuống, rồi hai cậu xuống mò xương. Từng mẩu xương được chuyền lên, được rửa lại bằng rượu thơm và xếp nhẹ vào tiểu sành. Anh nhìn những cái xương ấy mà không thể hình dung đấy chính là ông ngoại ngày xưa anh thường đấm lưng, nắn chân mỗi khi trái gió trở trời. Cánh xương tay từng xoa đầu anh vẫn còn, nhưng đôi mắt nhìn trìu mến đã mất vào chốn hư vô. Thao chợt nhận thấy kiếp người sao mong manh quá. Anh cũng chợt nhớ đến Thơi, vài chục năm nữa bọn anh sẽ là những cẳng chân ấy, những đốt tay này. Sẽ không thể yêu thương, vui buồn hay căm giận nữa. Vậy ra rồi ai cũng chết, thời gian sống lại chẳng bằng tấc gang, sao không dám làm những điều mình muốn?
Thao cùng cậu út kéo xe cải tiến đựng bảy tám tấm ván thiên về làng. Cỗ áo quan này cậu anh sắm cho ông ngoại không biết bằng loại gỗ gì mà bao năm nằm dưới đất vẫn còn nguyên thớ, không biết mối mọt. Nhưng dù gỗ tốt mà làm ván thiên thì cũng chẳng để làm gì, cậu anh đang tính xem nên vứt chúng ở đâu thì họ đi qua cái ao sen hoang cuối làng. Trời đã gần sáng, có thể nhận ra mấy bông sen hồng lấp ló sau những lá xanh. Cậu chọn góc ao không có sen mọc và thả mấy tấm ván xuống. Thao kéo chiếc xe cải tiến trống không về làng, nhưng thấy nó vẫn trĩu nặng như được chất lên hàng ngàn tấn thóc, lòng bộn bề những kỷ niệm về ông ngoại. Và Thơi...
***
Đang nằm trong buồng, Thao nghe thấy tiếng lao xao ngoài ngõ. Mấy tấm ván thiên cậu anh vứt ở góc ao ban sớm, chiều đã không cánh mà bay. Người ta nghi rằng gã Lộc đầu trâu mặt ngựa làng bên, chồng Thơi, lấy về. Bây giờ, hắn làm thợ mộc. Người làng đã mấy lần bắt gặp gã vớt ván thiên đóng quan tài về làm giường mô-đéc bán cho khách làng xa. Thao chợt thở dài, lẽ nào Thơi cũng đồng ý cho gã làm cái chuyện tồi tệ ấy? Mẹ Thao cho biết chị vừa sinh nở, đứa con mới đầy hai tháng. Thao không biết lòng anh đang vui hay buồn? Anh mong mình gặp lại Thơi, nhưng rồi lại sợ... Anh ở lại nhà thêm một tháng để rồi mai mốt lại ra đi. Một chiều sắp đến ngày đi, anh thấy mẹ chạy ào vào nhà, ôm lấy anh, rơm rớm khóc: “Con Thơi bỏ làng đi rồi! Con nó chết rồi con ơi”.
Phải mất một lúc Thao mới đau đớn hiểu ra những gì mẹ nói. Thơi bỏ làng đi, vậy là chị không có hạnh phúc ư? Cuộc đời Thơi khổ cực ư? Mẹ anh thều thào kể lại: “Thằng Lộc đã dùng những thanh gỗ thừa khi xẻ ván thiên đóng giường cho khách để làm cái cũi cho đứa bé ngủ. Đứa bé ngủ được ba lần, lần nào đặt vào nó cũng khóc ré, đến lần thứ tư thì không bao giờ tỉnh nữa. Khi con Thơi biết sự thật nó đã tất tưởi bỏ nhà ra đi. Không ai biết nó đi đâu”.
Thao đi. Trên mỗi nẻo đường anh vẫn dõi tìm bóng hình Thơi.
Đọc thêm:
Những truyện ngắn của Việt Hà
Blog giới thiệu sách hay của Việt Hà
Thao bỏ làng vào Nam làm ăn. Đi một chặp năm năm sau mới trở về làng. Anh trở về khi ao sen hoang cuối làng bắt đầu nở hoa lác đác. Ngày mai, các cậu mợ anh sang cát cho ông ngoại. Bốn giờ sáng, khi trời đất còn chìm trong màn tối nhờ của đêm tháng tư, cả nhà đã lục tục kéo ra đồng, mang theo mâm cỗ gồm một đĩa xôi, một con gà trống mổ moi, một bát cơm cặp quả trứng, cút rượu, thẻ hương để xin phép các vong hồn người chết được sang nhà mới. Cậu anh thắp mấy nén hương cắm lên mộ ông và lên mâm cỗ, trong khi những người khác thắp hương lên những ngôi mộ xung quanh để các linh hồn bớt phần cô quạnh. Mùi hương lan tỏa trong đêm và từng cơn gió thi thoảng lùa đến, thổi rặng phi lao chao về một phía, gợi một cảm giác lạ lùng, vừa linh thiêng, vừa rờn rợn.
Đợi cho tàn một bó nhang, các cậu cùng năm, sáu người bắt đầu xấn đất. Tiếng cuốc bập, tiếng xẻng hất đất giữa đêm, trên cánh đồng mênh mông vang vọng tiếng côn trùng. Khi lưỡi xẻng đầu tiên chạm vào ván thiên, mọi người nín thở. Tất cả hồi hộp chờ mảnh ván thiên trên cùng được bật. Và anh thấy một mùi lạ chợt tỏa ra trong không gian. Bác trưởng họ từ lúc trước vẫn đứng im lìm quan sát liền cầm can rượu đổ xuống, rồi hai cậu xuống mò xương. Từng mẩu xương được chuyền lên, được rửa lại bằng rượu thơm và xếp nhẹ vào tiểu sành. Anh nhìn những cái xương ấy mà không thể hình dung đấy chính là ông ngoại ngày xưa anh thường đấm lưng, nắn chân mỗi khi trái gió trở trời. Cánh xương tay từng xoa đầu anh vẫn còn, nhưng đôi mắt nhìn trìu mến đã mất vào chốn hư vô. Thao chợt nhận thấy kiếp người sao mong manh quá. Anh cũng chợt nhớ đến Thơi, vài chục năm nữa bọn anh sẽ là những cẳng chân ấy, những đốt tay này. Sẽ không thể yêu thương, vui buồn hay căm giận nữa. Vậy ra rồi ai cũng chết, thời gian sống lại chẳng bằng tấc gang, sao không dám làm những điều mình muốn?
Thao cùng cậu út kéo xe cải tiến đựng bảy tám tấm ván thiên về làng. Cỗ áo quan này cậu anh sắm cho ông ngoại không biết bằng loại gỗ gì mà bao năm nằm dưới đất vẫn còn nguyên thớ, không biết mối mọt. Nhưng dù gỗ tốt mà làm ván thiên thì cũng chẳng để làm gì, cậu anh đang tính xem nên vứt chúng ở đâu thì họ đi qua cái ao sen hoang cuối làng. Trời đã gần sáng, có thể nhận ra mấy bông sen hồng lấp ló sau những lá xanh. Cậu chọn góc ao không có sen mọc và thả mấy tấm ván xuống. Thao kéo chiếc xe cải tiến trống không về làng, nhưng thấy nó vẫn trĩu nặng như được chất lên hàng ngàn tấn thóc, lòng bộn bề những kỷ niệm về ông ngoại. Và Thơi...
***
Đang nằm trong buồng, Thao nghe thấy tiếng lao xao ngoài ngõ. Mấy tấm ván thiên cậu anh vứt ở góc ao ban sớm, chiều đã không cánh mà bay. Người ta nghi rằng gã Lộc đầu trâu mặt ngựa làng bên, chồng Thơi, lấy về. Bây giờ, hắn làm thợ mộc. Người làng đã mấy lần bắt gặp gã vớt ván thiên đóng quan tài về làm giường mô-đéc bán cho khách làng xa. Thao chợt thở dài, lẽ nào Thơi cũng đồng ý cho gã làm cái chuyện tồi tệ ấy? Mẹ Thao cho biết chị vừa sinh nở, đứa con mới đầy hai tháng. Thao không biết lòng anh đang vui hay buồn? Anh mong mình gặp lại Thơi, nhưng rồi lại sợ... Anh ở lại nhà thêm một tháng để rồi mai mốt lại ra đi. Một chiều sắp đến ngày đi, anh thấy mẹ chạy ào vào nhà, ôm lấy anh, rơm rớm khóc: “Con Thơi bỏ làng đi rồi! Con nó chết rồi con ơi”.
Phải mất một lúc Thao mới đau đớn hiểu ra những gì mẹ nói. Thơi bỏ làng đi, vậy là chị không có hạnh phúc ư? Cuộc đời Thơi khổ cực ư? Mẹ anh thều thào kể lại: “Thằng Lộc đã dùng những thanh gỗ thừa khi xẻ ván thiên đóng giường cho khách để làm cái cũi cho đứa bé ngủ. Đứa bé ngủ được ba lần, lần nào đặt vào nó cũng khóc ré, đến lần thứ tư thì không bao giờ tỉnh nữa. Khi con Thơi biết sự thật nó đã tất tưởi bỏ nhà ra đi. Không ai biết nó đi đâu”.
Thao đi. Trên mỗi nẻo đường anh vẫn dõi tìm bóng hình Thơi.
- Việt Hà -
Đọc thêm:
Những truyện ngắn của Việt Hà
Blog giới thiệu sách hay của Việt Hà
Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Hãy like
Blog Sở thích
nếu bạn yêu thích
Labels:
truyen ngan cua Viet Ha
-
Truyện của Việt Hà
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét