Cha mẹ giỏi con thông minh
Dạy cho tôi, tôi sẽ nhớ.
Để tôi làm, tôi sẽ hiểu
.– Thành ngữ Trung Hoa
Từ nhỏ cho đến tuổi vị thành niên, đứa trẻ nào cũng phải đối mặt với những rắc rối đầy thách thức, từ việc tranh cãi với anh chị em về sử dụng đồ chơi, máy tính, khúc mắc, mâu thuẫn với bạn bè hay bị bắt nạt... Là những người làm cha mẹ, chúng ta không thể ngó lơ những vấn đề đó, bởi nó gây ra nỗi buồn cho con trẻ và sự căng thẳng trong gia đình. Nhưng chúng ta cũng không thể theo con 24/24h hoặc 18/24h để giúp con giải quyết những vấn đề đó.
Trẻ phải biết cách đối mặt với rắc rối và tự mình giải quyết những rắc rối đó. 30 nghiên cứu về gia đình và trường học đã cho Tiến sĩ Myrna B. Shure thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng tư duy, suy nghĩ thấu đáo, tự mình giải quyết thành công rắc rối hàng ngày sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn, học giỏi hơn và thành công hơn trong cuộc sống sau này. Đây cũng chính là lý do khiến bà viết ra cuốn sách Cha mẹ giỏi con thông minh (Thinking Parent, Thinking Child) mà hôm nay tôi giới thiệu với bạn.
Giả sử rằng cô em gái Patty bốn tuổi và cô chị gái Val tám tuổi đang cãi nhau về một bộ đồ chơi đất sét mà dì các em đã tặng cho Patty vào ngày sinh nhật. Patty bướng bỉnh tuyên bố với chị gái rằng chỗ đất sét đó là của mình nên Val không được phép chơi. Chỉ mấy phút mà hai cô bé đã la hét to đến mức Julia, mẹ chúng, quyết định phải can thiệp.
Sau đây là cách mẹ các em đã sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng.
MẸ: Có chuyện gì đấy?
PATTY: Đây là đất sét của con, thế mà chị Val đòi lấy hết.
VAL: Con chỉ lấy có mỗi một tí. Patty chẳng bao giờ chịu chia sẻ cái gì cả, trong khi con có cái gì cũng chia cho nó.
MẸ: Patty, hai con đang to tiếng với nhau đấy. Bây giờ con cảm thấy thế nào?
PATTY: Con giận lắm!
MẸ: Val, con đang cảm thấy thế nào?
VAL: Con điên mất! Patty quá ích kỷ. Không bao giờ chịu chia sẻ gì cả.
MẸ: To tiếng với nhau cũng là một cách để giải quyết rắc rối này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?
PATTY: Bọn con sẽ đánh nhau.
MẸ: Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?
VAL: Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.
MẸ: Patty, như vậy có được không?
PATTY: Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn tráng miệng.
VAL: Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.
Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện cảm xúc của mình – rằng bé đang rất bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.
Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trọng đến vậy là, nếu không quan tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được. Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”
Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trong cuốn sách Cha mẹ giỏi con thông minh, có rất nhiều từ mà tác giả cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách mới. Các từ như không, trước, và sau – đều trở thành từ chìa khóa khi dùng, như trong những câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?”, “Điều gì đã xảy ra trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.
Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà cha mẹ cho là tốt nhất.
Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái đang giận dữ của Julia, và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định quyền lực”, gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đấy đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”. Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, thậm chí biện pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, nhưng nó chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.
Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề, và điều này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét. Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong “phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh đạm hoặc hằn học, và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.
Các cách khác mà các bậc làm cha mẹ như Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo thuật ngữ của tác giả. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm chứ không phải là điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói: “Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa, và các con sẽ không có ai làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp “mẹ” vốn được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.
Tuy nhiên, với cả ba phương pháp nói chung, các bậc cha mẹ vẫn còn nghĩ cho (hộ) con mình. Thay vì yêu cầu các con tự mình giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo ban, chứ không phải đang trò chuyện với con mình, và rất có khả năng là các em đã/ sẽ bỏ ngoài tai những lời của họ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không nghe lời − điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.. Trên thực tế, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.
Sử dụng kỹ thuật trò chuyện - phương pháp mà Julia đã áp dụng với hai cô con gái - sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề. Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh giỏi, biết cách suy nghĩ để giải quyết những rắc rối của con trẻ cũng như giúp con trẻ tự mình thực hiện được việc này.
Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về cách thức suy nghĩ và hành động của những bậc phụ huynh "giỏi" này hãy đọc tiếp phần 2 của bài viết: Cha mẹ giỏi giúp con tự giải quyết rắc rối
Đọc thêm:
Phương pháp học tập siêu tốc mà hiệu quả dành cho con bạn
Bộ sách Những bộ óc vĩ đại khơi gợi ham muốn tìm tòi sáng tạo
11 cuốn sách thiếu nhi kinh điển
Sau đây là cách mẹ các em đã sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng.
MẸ: Có chuyện gì đấy?
PATTY: Đây là đất sét của con, thế mà chị Val đòi lấy hết.
VAL: Con chỉ lấy có mỗi một tí. Patty chẳng bao giờ chịu chia sẻ cái gì cả, trong khi con có cái gì cũng chia cho nó.
MẸ: Patty, hai con đang to tiếng với nhau đấy. Bây giờ con cảm thấy thế nào?
PATTY: Con giận lắm!
MẸ: Val, con đang cảm thấy thế nào?
VAL: Con điên mất! Patty quá ích kỷ. Không bao giờ chịu chia sẻ gì cả.
MẸ: To tiếng với nhau cũng là một cách để giải quyết rắc rối này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?
PATTY: Bọn con sẽ đánh nhau.
MẸ: Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?
VAL: Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.
MẸ: Patty, như vậy có được không?
PATTY: Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn tráng miệng.
VAL: Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.
Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện cảm xúc của mình – rằng bé đang rất bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.
Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trọng đến vậy là, nếu không quan tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được. Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”
Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trong cuốn sách Cha mẹ giỏi con thông minh, có rất nhiều từ mà tác giả cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách mới. Các từ như không, trước, và sau – đều trở thành từ chìa khóa khi dùng, như trong những câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?”, “Điều gì đã xảy ra trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.
Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà cha mẹ cho là tốt nhất.
Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái đang giận dữ của Julia, và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định quyền lực”, gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đấy đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”. Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, thậm chí biện pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, nhưng nó chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.
Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề, và điều này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét. Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong “phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh đạm hoặc hằn học, và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.
Các cách khác mà các bậc làm cha mẹ như Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo thuật ngữ của tác giả. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm chứ không phải là điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói: “Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa, và các con sẽ không có ai làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp “mẹ” vốn được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.
Tuy nhiên, với cả ba phương pháp nói chung, các bậc cha mẹ vẫn còn nghĩ cho (hộ) con mình. Thay vì yêu cầu các con tự mình giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo ban, chứ không phải đang trò chuyện với con mình, và rất có khả năng là các em đã/ sẽ bỏ ngoài tai những lời của họ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không nghe lời − điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.. Trên thực tế, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.
Sử dụng kỹ thuật trò chuyện - phương pháp mà Julia đã áp dụng với hai cô con gái - sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề. Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh giỏi, biết cách suy nghĩ để giải quyết những rắc rối của con trẻ cũng như giúp con trẻ tự mình thực hiện được việc này.
Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về cách thức suy nghĩ và hành động của những bậc phụ huynh "giỏi" này hãy đọc tiếp phần 2 của bài viết: Cha mẹ giỏi giúp con tự giải quyết rắc rối
Đọc thêm:
Phương pháp học tập siêu tốc mà hiệu quả dành cho con bạn
Bộ sách Những bộ óc vĩ đại khơi gợi ham muốn tìm tòi sáng tạo
11 cuốn sách thiếu nhi kinh điển
Blog Sothich.net - Việt Hà
Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Hãy like
Blog Sở thích
nếu bạn yêu thích
Labels:
lam cha me
-
sach hay cho be
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét