Súp miso của bé Hana: Để yêu thương nối dài ra mãi
Đây là bài review cuốn sách Súp miso của bé Hana - một cuốn sách hay cho bé và mẹ - đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật số 50 ra ngày 27/12/2015 của tôi.
Súp miso của bé Hana là một cuốn nhật ký đan xen của vợ chồng ký giả Yasutake Shingo 36 tuổi và giáo viên âm nhạc Yasukate Chie, 25 tuổi. Giản dị và chân thật như chính cuộc sống, cuốn nhật ký dẫn dắt độc giả khám phá cuộc sống của những người trong cuộc kể từ khi họ quen biết, cảm mến, yêu nhau, cầu hôn; cho đến năm 2001, Yasukate Chie phát hiện sâu trong ngực trái của mình có một khối u nhỏ, và chính thức được bác sĩ thông báo bị ung thư sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng.
Dù bị gia đình phản đối, Shingo vẫn quyết tâm cưới Chie và bắt đầu hành trình chiến đấu với bệnh ung thư cùng người vợ trẻ. Sau đó, tuy sức khỏe đã dần ổn định, nhưng Shingo và Chie vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi Chie bị phân biệt đối xử khi quay trở lại nơi làm việc, đến mức cô phải nghỉ việc, chưa kể sang chấn tâm lý sau quá trình điều trị.Thế rồi một bất ngờ xảy đến: Chie có thai. Bác sĩ nói có lẽ do cô còn trẻ nên chức năng buồng trứng lại hoạt động trở lại.
Là một người yêu trẻ nhỏ, yêu cuộc sống gia đình, Chie đã phải đấu tranh dữ dội trong việc bỏ hay giữ đứa trẻ, bởi với người bị ung thu vú như cô mang thai đồng nghĩa đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh ung thư, vì buồng trứng sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại. Cuối cùng Chie đã quyết định sinh con: bé Hana “báu vật của tôi, một sinh mệnh mà tôi quý trọng hơn cả mạng sống của mình”
Chín tháng sau khi sinh con, bệnh ung thư tái phát trở lại. Vợ chồng Chie bắt đầu một hành trình chiến đấu với bệnh tật mới. Từ đây bắt đầu hành trình Chie chia sẻ quá trình chữa bệnh ung thư, tìm hiểu về thực phẩm toàn phần, với súp miso, gạo lứt và các loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Blog “Ngủ sớm, dậy sớm và gạo lứt” do Chie lập ra để chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết trong quá trình chữa bệnh ung thư của cô trở thành một blog được ưa thích trên mạng xã hội tại Nhật Bản.
Và từ đây cũng bắt đầu hành trình Chie nối dài sợi dây yêu thương cho con gái cô và người chồng rồi sẽ tới ngày cô phải nói lời vĩnh biệt. “Chúng ta được sinh ra trước con cái chúng ta và cũng chết trước chúng. Chúng ta buộc phải bỏ lại chúng trên thế gian này… Dù bố mẹ có bị bệnh hay không thì trách nhiệm của bố mẹ vẫn là nuôi dạy con cái sao cho chúng có thể tồn tại một mình”. Ba tuổi Hana bắt đầu được học làm việc nhà, từng chút từng chút một, bao gồm phơi quần áo, xếp đồ, dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đồ trước khi đi học... Sinh nhật lên bốn tuổi , Chie tặng con gái một chiếc tạp dề và bắt đầu dạy con nấu ăn, bởi “nếu chồng và con gái không thể làm được gì, tôi sẽ quá vấn vương nên không thể thanh thản lên thiên đường được”. Để cuối cùng lên năm tuổi Hana đã biết nấu ăn, thay mẹ chăm sóc và vực dậy người bố đau khổ, tuyệt vọng khi Chie giã từ cuộc sống.
Là một người yêu trẻ nhỏ, yêu cuộc sống gia đình, Chie đã phải đấu tranh dữ dội trong việc bỏ hay giữ đứa trẻ, bởi với người bị ung thu vú như cô mang thai đồng nghĩa đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh ung thư, vì buồng trứng sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại. Cuối cùng Chie đã quyết định sinh con: bé Hana “báu vật của tôi, một sinh mệnh mà tôi quý trọng hơn cả mạng sống của mình”
Chín tháng sau khi sinh con, bệnh ung thư tái phát trở lại. Vợ chồng Chie bắt đầu một hành trình chiến đấu với bệnh tật mới. Từ đây bắt đầu hành trình Chie chia sẻ quá trình chữa bệnh ung thư, tìm hiểu về thực phẩm toàn phần, với súp miso, gạo lứt và các loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Blog “Ngủ sớm, dậy sớm và gạo lứt” do Chie lập ra để chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết trong quá trình chữa bệnh ung thư của cô trở thành một blog được ưa thích trên mạng xã hội tại Nhật Bản.
Và từ đây cũng bắt đầu hành trình Chie nối dài sợi dây yêu thương cho con gái cô và người chồng rồi sẽ tới ngày cô phải nói lời vĩnh biệt. “Chúng ta được sinh ra trước con cái chúng ta và cũng chết trước chúng. Chúng ta buộc phải bỏ lại chúng trên thế gian này… Dù bố mẹ có bị bệnh hay không thì trách nhiệm của bố mẹ vẫn là nuôi dạy con cái sao cho chúng có thể tồn tại một mình”. Ba tuổi Hana bắt đầu được học làm việc nhà, từng chút từng chút một, bao gồm phơi quần áo, xếp đồ, dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đồ trước khi đi học... Sinh nhật lên bốn tuổi , Chie tặng con gái một chiếc tạp dề và bắt đầu dạy con nấu ăn, bởi “nếu chồng và con gái không thể làm được gì, tôi sẽ quá vấn vương nên không thể thanh thản lên thiên đường được”. Để cuối cùng lên năm tuổi Hana đã biết nấu ăn, thay mẹ chăm sóc và vực dậy người bố đau khổ, tuyệt vọng khi Chie giã từ cuộc sống.
Bé Hana 5 tuổi đang nấu ăn |
Chân thực, cảm động, sâu sắc, độc giả tìm thấy trong cuốn nhật ký chung Súp miso của bé Hana này niềm tin vào tình yêu, cách ăn uống sinh hoạt tốt cho sức khỏe và nhiều bài học nhân sinh sâu sắc cho chính mình. Đó là cách vun đắp, san sẻ yêu thương, cách dạy con những kỹ năng sinh tồn thiết yếu, cũng là cách duy trì và nối dài sợi dây yêu thương với những người ở lại. Trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi nơi cõi tạm ngày càng chông chênh vì những nguy cơ rình rập như thực phẩm bẩn, bệnh tật tấn công này… điều ấy càng cần thiết, để mỗi người nếu lỡ không may bị giới hạn số ngày còn sống, cũng không đến nỗi cô đơn, bi thương, tuyệt vọng, hay đau đáu về sự tồn tại của những người ở lại. Giống như Chie đã làm: “Chie đã không để lại cho anh một lá thư nào, nhưng em đã chỉ cho anh và con phải sống như thế nào… Cảm ơn em, Chie! Anh và Hana, hai người ngồi bên bàn ăn, khi nói về những ký ức cùng em, lúc nào cùng cười rất to. Vì vậy em đừng lo nhé. Anh và Hana đã không sao nữa rồi – Yasutake Shingo”
"So với sự giàu có về vật chất, sự giàu có về tâm hồn còn quan trọng hơn nhiều. Chie cũng dạy Hana điều đó, cô ấy muốn con bé tự đặt câu hỏi với những khoản tiêu xài quá nhiều, học cách sống mạnh mẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào những tiện nghi xung quanh. Chie muốn lưu lại thật nhiều những báu vật chứng minh cô ấy đã từng tồn tại trên cuộc đời này, để khắc ghi thật sâu hình ảnh của mình vào trái tim Hana" - Shingo
"Chie bị ung thư, nhưng chuyện gì cũng rất lạc quan. Trên blog cô ấy cũng viết như thế này: "Nếu bị lạc đường, tôi sẽ tiến về phía tôi khao khát"... Cô ấy nghĩ rằng bị bệnh là chuyện ngoài ý muốn nhưng không thể tránh được. Cách nghĩ trong sáng ấy đã giúp Chie áp chế bệnh ung thư đang chuyển biến xấu hơn. Việc bị ung thư, về mặt tích cực đã thay đổi rất lớn cuộc đời Chie. Đến ngay trước khi chết, thứ mà Chie khao khát hướng tới là thực phẩm toàn phần. Chie đã dạy cho Hana mới bốn tuổi về nấu nướng. Đầu mùa hè, cô ấy để Hana làm việc nhà, và ra đi để lại cho Hana sức mạnh sống"- Shingo
"Chie bị ung thư, nhưng chuyện gì cũng rất lạc quan. Trên blog cô ấy cũng viết như thế này: "Nếu bị lạc đường, tôi sẽ tiến về phía tôi khao khát"... Cô ấy nghĩ rằng bị bệnh là chuyện ngoài ý muốn nhưng không thể tránh được. Cách nghĩ trong sáng ấy đã giúp Chie áp chế bệnh ung thư đang chuyển biến xấu hơn. Việc bị ung thư, về mặt tích cực đã thay đổi rất lớn cuộc đời Chie. Đến ngay trước khi chết, thứ mà Chie khao khát hướng tới là thực phẩm toàn phần. Chie đã dạy cho Hana mới bốn tuổi về nấu nướng. Đầu mùa hè, cô ấy để Hana làm việc nhà, và ra đi để lại cho Hana sức mạnh sống"- Shingo
Đọc thêm:
Để chạm tay vào hạnh phúc
Nhật ký mẹ chồng tiểu thuyết thú vị dành cho người làm vợ, làm mẹ!
Nhật ký mẹ chồng tiểu thuyết thú vị dành cho người làm vợ, làm mẹ!
Việt Hà - Blog sothich.net
(*) Hanachan no misoshiru, Phạm Thị Hà Trang dịch, Alpha
Books & NXB Lao động ấn hành 2015
Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Hãy like
Blog Sở thích
nếu bạn yêu thích
Labels:
day con
-
lam cha me
-
sach hay cho be
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét